Thực trang hiện nay, bộ sưu tập những món đồ công nghệ, thiết bị và tiện ích đang dần khiến cho ngôi nhà trở nên cồng kềnh, rất có thể bạn đã nghĩ đến giải pháp sử dụng các ổ cắm nối dài cùng phích cắm để tinh gọn mọi thứ cớ thể
Việc chuyển đổi các thiết bị xung quanh từ ổ cắm này sang ổ cắm khác có thể hấp dẫn, tuy nhiên dù ổ nối dài của bạn có thể nhét vào cùng lúc cả 4 phích cắm thì cũng không có nghĩa là nó an toàn để làm vậy – một số thiết bị gia dụng yêu cầu nhiều điện năng đến mức khi được nhóm lại với nhau, chúng có thể khiến cho phích cắm quá nhiệt và gây cháy nổ.
Để mang đến cho bạn những lời khuyên an toàn, chúng tôi đã liệt kê những thiết bị ngốn nhiều điện năng nhất ở phía dưới để giúp bạn bắt nối điện trong nhà thật đúng cách.
Đồ gia dụng cần bao nhiêu điện năng?
Một điều khá ngạc nhiên đó là một số thiết bị trong ngôi nhà trông có vẻ nhỏ nhắn nhưng lại là thứ tiêu tốn nhiều điện nhất.
Trên thực tế, một ấm đun nước sử dụng số watt nhiều gấp 20 lần so với tủ lạnh, một chiếc bàn ủi sử dụng công suất đáng kinh ngạc là 2.800 watt – gấp 200 lần lượng điện năng cần thiết để sạc đầy điện thoại.
Theo hướng dẫn, một ổ cắm điện chỉ nên tải tối đa là 3.000 watt. Để dễ dàng hơn thì bạn nên phân loại để nhớ các vật dụng yêu cầu nhiều hay ít điện năng trong nhà.
Mẹo chống cháy nổ hàng đầu
Cắm bao nhiêu thiết bị vào ổ cắm là quá nhiều?
Nó thực sự còn phụ thuộc vào thiết bị bạn đang cắm vào. Luôn tính tổng công suất của tất cả các thiết bị trong một ổ cắm, nếu chúng có công suất lên đến hơn 3.000W sẽ là không an toàn – phích cắm có thể cực kỳ nóng và dễ gây hỏa hoạn.
Dưới đây là 4 ví dụ không nên kết hợp
Chỉ riêng một ấm đun nước đã dùng hết công suất tối đa an toàn của ổ cắm, nếu cắm thêm máy giặt và máy rửa bát có nghĩa là bạn đang sử dụng quá 1.440 watt so với mức khuyến nghị.
Các thiết bị như tủ lạnh, đài radio hoặc đèn sẽ phù hợp hơn cho việc dùng chung ổ cắm.
Sử dụng một ổ cắm nối dài kết nối với một ổ cắm nối dài khác thì thế nào?
Tốt nhất là bạn đừng bao giờ ghép nối tiếp các ổ cắm nối dài với nhau. Nếu bạn sử dụng nhiều ổ cắm nối dài trên một ổ cắm gốc, nguy cơ quá tải ổ cắm sẽ gia tăng rất đáng kể nếu không kiểm soát tốt số lượng thiết bị nối vào các ổ cắm nối dài này.
Cục ổ cắm nhiều lỗ và ổ cắm nối dài, cái nào tốt hơn?
Chúng tôi khuyến khích ổ cắm nối dài hơn nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Các cục ổ cắm nhiều lỗ không hẳn là thiếu an toàn nhưng việc phải chịu trọng lượng của các phích cắm và dây điện có thể kéo lỏng nó ra khỏi lỗ cắm trên tường, dẫn đến điện trở nóng và tăng nguy cơ hỏa hoạn. Tốt nhất là nên tránh các cục ổ cắm nhiều lỗ bằng nhựa vì đôi khi chúng còn thiếu cả cầu chì.
Có rủi ro khi mua những ổ cắm nối dài giá rẻ trên các chợ trực tuyến hay không?
Hãy cảnh giác với những ổ cắm giá rẻ, không tự dưng mà giá của chúng lại rẻ mạt như vậy. Nó không đáng để chúng ta mạo hiểm. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn và gia đình chính là mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín.
Bộ chống đột biến điện là gì và khi nào nên sử dụng?
Bộ chống đột biến điện (SPD) là một thiết bị được thiết kế để bảo vệ các thiết bị điện khác khỏi các đột biến điện áp. Thiết bị chống đột biến điện cố gắng hạn chế điện áp cung cấp cho thiết bị điện khác bằng cách chặn hoặc nối đất đối với bất kỳ điện áp biến động nào vượt ngưỡng an toàn. Các tăng áp phổ biến thường có nguyên do là:
– Các biến động bên trong như là động cơ thang máy trong khách sạn, văn phòng, đèn đang bật, tắt.
– Sự tràn vào của luồng năng lượng cao tạo ra xung điện chạy xung quanh các mạch và có thể làm hỏng các thiết bị điện tử nhạy cảm.
– Sét đánh trực tiếp cũng có thể tạo ra dòng điện lớn từ khoảng cách xa tới 2km. Xung điện có thể được tạo ra trong hệ thống cáp, ngay cả khi không có kết nối trực tiếp với điểm sét đánh.
Một bộ chống đột biến điện hấp thụ rất nhiều xung điện trước khi tắt hẳn hoàn toàn. Mặc dù trên thực tế không thể nào nói chính xác khi nào điều này xảy ra, nhưng càng sử dụng lâu thì khả năng đối diện với nguy cơ càng cao. Nếu nó hấp thụ một đột biến năng lượng lớn, bạn nên thay thế nó ngay lập tức.
Một số thiết bị chống đột biến điện có đèn tích hợp được thiết kế để cảnh báo khi nó cần được thay thế. Nhưng bạn đừng nên đặt trọn niềm tin vào đó – nó không phải là một hệ thống hoàn hảo.
Theo nguyên tắc chung thì thiết bị nên được thay thế ít nhất hai năm một lần.
Có thể tải công suất tối đa cho mỗi lỗ trên ổ cắm đôi hay không?
Mặc dù mỗi lỗ cắm trong ổ cắm đôi thường có tiêu chuẩn là 13 Amps và về lý thuyết chúng có thể chịu được lượng tải đó, nhưng chúng tôi không khuyên bạn làm điều này. Nếu nghi ngờ rằng một bên phích cắm trong ổ cắm đôi bị tải nặng, thì hãy cố gắng chỉ sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp ở lỗ cắm còn lại. Nên nhớ hãy sử dụng an toàn nếu không hãy sử dụng một ổ cắm khác.